Bluechips nào đang tăng mạnh nhất?
Bluechips đang là đầu tàu dẫn dắt thị trường (ảnh minh họa) |
Thị trường chứng khoán bùng nổ vào những tháng cuối năm khi VN-Index liên tục leo lên những mốc điểm mới, VN-Index đã cán mốc 970 điểm vào phiên giao dịch ngày 4/12.
Ghi nhận vào giai đoạn cuối năm, Các mã thuộc nhóm vốn hóa lớn (bluechips) đang là đầu tàu dẫn dắt thị trường. Nhìn tổng thể hơn thì nhiều nhóm ngành cũng đang tăng trưởng khá mạnh mẽ vào giai đoạn này như nhóm ngành ngân hàng, chứng khoán, dầu khí, thép.
Nhắc đến đầu tiên là hai ông lớn ngành thực phẩm & đồ uống VNM và SAB
Tính đến hết phiên giao dịch ngày 4/12, VNM ghi nhận đạt mốc thị giá mới tại 203.000 đồng/cp và gia nhập top 5 cổ phiếu có thị giá trên 200.000 đồng/cp tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Ở mốc thị giá này, VNM tiếp tục duy trì vị trí thứ nhất trên top vốn hóa thị trường trên HOSE với hơn 297 tỷ đồng.
Tiếp đến, là cổ phiếu có thị giá cao nhất và cũng là duy nhất có mức thị giá trên 300.000 đồng/cp, SAB hiện đang có giá trị vốn hóa hơn 216 tỷ đồng, xếp ngay sau VNM về giá trị vốn hóa.
Tính riêng 10 mã có vốn hóa lớn nhất trên HOSE đã chiếm tới hơn 57% tỷ trọng giá trị vốn hóa toàn thị trường. Việc VN-Index tăng mạnh thời gian qua có đóng góp lớn từ những mã này. Thời gian gần đây, nhóm mã này có một vài thay đổi khi xuất hiện thêm tân binh VRE vào đầu tháng 11 và ngay những phiên đầu tháng 12 không còn xuất hiện cái tên quen thuộc ROS.
Top những cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất trên HOSE tính đến 4/12 |
Xét từ tháng 10 đến nay, hầu hết các mã này đều có bước chạy đà rất tốt. Trong đó hai ông lớn kể trên, VNM tăng khoảng 36,7%, SAB tăng khoảng 24,3%. Cả hai mã này đều có điểm chung đến từ phản ứng tích cực nhờ thông tin thoái vốn từ SCIC.
Kế đến, đại gia đình Vingroup có 2 cái tên đáng chú ý VIC và VRE
Trong đó, VIC tăng tới 49,2% từ thời điểm đầu tháng 10. Việc Vincom Retail lên sàn vào đầu tháng 11 và trở thành cơn sốt cho giới đầu tư trong và ngoài nước đã phản ánh tích cực lên giá cổ phiếu VIC. Bản thân cơn sốt này của VRE cũng đưa cổ phiếu này lọt vào top những cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất khi tăng 45,2% so với mức giá chào sàn vào đầu tháng 11.
Hiện Vincom Retail đang có vốn điều lệ hơn 19.000 tỷ đồng, tương ứng với 1,9 tỷ cổ phiếu đang lưu hành. Giá trị vốn hóa hơn 94.100 tỷ đồng.
Diễn biến cổ phiếu VIC từ tháng 10 đến nay (nguồn: VNDirect) |
Trước đó vào đầu tháng 9, đại gia đình Vingroup còn đón thêm một nhân tố mới là VinFast với mục tiêu là tham gia vào thị trường công nghiệp ô tô Việt Nam bên cạnh các lĩnh vực cốt lỗi sẵn có bao gồm bất động sản (Vinhomes), bán lẻ (Vinmart), du lịch nghỉ dưỡng (Vinpearl), nông nghiệp (Vineco), giáo dục (Vinschool), y tế (Vinmec).
Vingroup nhận định rằng tỷ lệ sở hữu ô tiêng riêng tại Việt Nam đang rất thấp chỉ với 23 xe/1.000 người, kém xa so với Thái Lan với 204 xe/1.000 người và 400 xe/1.000 người tại các nước phát triển. Cùng với đà tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam cộng thêm tiềm năng của ngành ô tô, Vingroup kì vọng có thể đạt được bước tiến xa hơn khi gia nhập vào lĩnh vực này.
Các bluechips của nhóm ngân hàng ghi nhận bước tiến đáng kể
Trong số này bộ ba ông lớn ngân hàng là VCB, BID và CTG cũng đều tăng mạnh mẽ, song hành cùng sự khởi sắc của nhóm ngân hàng vào thời điểm cuối năm. Trong đó, CTG tăng 31,4% từ thời điểm đầu tháng 10 đến nay. VCB không kém cạnh khi tăng 31,2% và liên tiếp leo lên các đỉnh giá mới trong thời gian qua, BID cũng tăng tới 29,5%.
Phản ứng này của ba mã trên và nhóm ngân hàng nói chung tác động khá lớn từ dự thảo sửa đổi thông tư 36 trước đó, khi Ngân hàng Nhà nước có những hỗ trợ đắc lực cho các Ngân hàng thương mại trong việc phát triển tín dụng thông qua việc giãn lộ trình giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn. Qua đó các ngân hàng thương mại sẽ có cơ hội tăng trưởng tín dụng, đặc biệt vào những tháng cuối năm khi các ngân hàng tập trung cho việc tăng cường hoạt động cho vay.
Diễn biến cổ phiếu VCB từ tháng 10 đến nay (nguồn: VNDirect) |
Ngành dầu khí dẫn dắt thị trường, nổi bật GAS và PLX
GAS tăng 18,7% từ đầu tháng 10 đến nay trong khi PLX tăng 10%. Trong đó khác với đà tăng xuyên suốt từ đầu tháng 10 của GAS thì PLX bắt đầu ghi nhận tăng trở lại vào đầu tháng 11 khi đi xuống trong 1 tháng trước đó.
Nhìn chung các cổ phiếu dầu khí phản ứng tốt sau phiên họp OPEC. Ghi nhận tại phiên họp này vào cuối tháng 11 vừa qua, Nga và các thành viên OPEC cùng với mốt số quốc gia khác đã đạt thỏa thuận trong việc cắt giảm sản lượng dầu 1,8 triệu thùng mỗi ngày cho tới tháng 3/2018. Bên cạnh đó, các chuyên gia phân tích trong ngành vẫn kỳ vọng OPEC sẽ kéo dài thời gian cắt giảm cho tới cuối năm 2018.
Ngoài ra, một số cái tên đáng chú ý khác như MSN tăng 24,8%, VJC tăng 25,6%, BHN tăng 29%, FPT tăng 20,5%, MBB tăng 19,7%, MWG tăng 17,2% từ tháng 10 đến nay.
Biểu đồ thay đổi giá cổ phiếu của một số mã Bluechips tính từ đâu tháng 10 đến nay |
Thị trường chứng khoán 4/12: Thị giá VNM vượt 200.000 đồng, VN-Index hứng khởi cán mốc 970 điểm
Thị trường chứng khoán 4/12 ghi nhận nhiều mã tăng ngay đầu phiên sáng, nhóm ngành dầu khí và chứng khoán tiếp tục tăng mạnh. |