Bị hải quan truy thu thuế gần 63 tỷ đồng, Vinamilk 'cầu cứu' Thủ tướng
Ngày 1/12/2017, Vinamilk đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan khiếu nại việc áp dụng thuế suất nhập khẩu năm 2017 ưu đãi đặc biệt đối với mặt hàng đường tinh luyện có c/o mẫu D.
Theo đó, Vinamilk cho biết, ngày 30/10/2017, Cục Giám sát quản lý về Hải quan - Tồng cục Hải quan ban hành Công văn số 2668a/GSHQ-GQ4 về việc Áp dụng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với hàng hoá nhập khẩu tại chỗ, gửi Cục hải quan các tỉnh/thành phố đề nghị thực hiện theo đúng quy định các Nghị định ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Trong đó có Nghị định số 129/2016/NĐ-CP, ngày 01/09/2016 của Chính phủ về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN giai đoạn 2016-2018.
Dựa theo Công văn này, ngày 28/11/2017, Chi cục Hải quan Khu công nghiệp Mỹ Phước, Cục Hải quan tỉnh Bình Dương đã thông báo sẽ tiến hành ấn định thuế đối với các tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ, có c/o mẫu D, phát sinh từ ngày 01/09/2016 đến nay với số tiền thuế dự kiến ấn định thuế là 8 tờ khai, số tiền khoảng 62,8 tỷ đồng, chưa tính phạt chậm nộp thuế.
Vinamilk cho biết, mặt hàng nhập khẩu bị ấn định thuế có c/o mẫu D là đường tinh luyện (16.000 tấn) mà Vinamilk được quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu sau khi đã trúng thầu trong phiên đấu giá giá ngày 7/9/2016 do Bộ Công thương tổ chức.
Thực hiện quyền trên, Vinamilk đã nhập khẩu đường tinh luyện từ Công ty cổ phần Đường Biên Hòa và khẳng định đã đáp ứng đủ điều kiện theo quy định để được áp dụng mức thuất ưu đãi đặc biệt là 5%. Phía Vinamilk đã kê khai nộp thuế, phí đầy đủ cho 23% giá trị tiền hàng từ 1/9/2016 tới nay.
Vinamilk đã khiếu nại về việc Hải quan áp dụng các quy định về ưu đãi thuế không nhất quán |
Dẫn các quy định của Bộ Tài chính, đại diện Vinamilk khẳng định, điều kiện để đường tinh luyện hưởng mức thuế nhập khẩu 5% không thay đổi từ năm 2012 tới nay nhưng cơ quan quản lý lại đưa ra các hướng dẫn thiếu nhất quán, gây khó khăn cho doanh nghiệp và tạo sự bất an với cộng đồng doanh nghiệp.
Từ đó, lãnh đạo Vinamilk kiến nghị cơ quan chức năng thu hồi văn công văn 2668a/GSHQ-GQ4 của Tổng cục Hải quan và tiếp tục cho doanh nghiệp hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt 5% với mặt hàng đường tinh luyện như trước đó doanh nghiệp được hưởng.
Không chỉ Vinamilk, nhiều doanh nghiệp khác cũng không đồng tình với các quyết định ấn định thuế của cơ quan hải quan. Trong sáng hôm nay, 5-12, tại cuộc làm việc giữa Chi cục Hải quan KCN Việt Nam - Singapore và các công ty gồm: Công ty TNHH URC Việt Nam, Công ty TNHH PURATOS GRAND - PLACE Việt Nam, Công ty TNHH AJE Việt Nam, Công ty TNHH APPAREL FAR EASTERN (Việt Nam), các doanh nghiệp cũng không đồng ý với việc truy thu theo Công văn số 2668a.
Trước đó, các doanh nghiệp này cũng nhận được quyết định ấn định thuế của hải quan với tổng số 10 tờ khai, số tiền khoảng 18,6 tỷ đồng, chưa tính chậm nộp. Tuy nhiên, các công ty này không đồng ý với việc truy thu này và cho biết sẽ có văn bản kiến nghị đến các cơ quan chức năng có liên quan.
Theo các doanh nghiệp, các lô hàng hóa XNK tại chỗ mà Công ty thực hiện đều theo công văn hướng dẫn số 1744/TCHQ-GSQL của TCHQ ngày 22/4/2011. Theo đó, Tổng cục Hải quan chấp thuận c/o ưu đãi đặc biệt đo các cơ quan được Bộ Công Thương ủy quyền cấp đối với hàng hóa XNK tại chỗ.
Đến ngày 15/2/2017, Tổng cục Hải quan vẫn có công vãn 296/GSQL-GQ4 đề nghị thực hiện theo hướng dẫn tại công văn 1744/TCHQ-GSQL ngày 22/4/2011. Tuy nhiên, ngày 30/10/2017, cơ quan Hải quan lại có công văn số 2668a/GSQL- GQ4 yêu cầu hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện theo nghị định 129/2016 NĐ-CP, theo đó truy thu thuế từ 1/9/2016.
Platinum Victory chính thức nâng sở hữu Vinamilk vượt 10%
Như vậy, tỷ lệ sở hữu của Platinum Victory tại Vinamilk theo công bố trên HOSE đã trùng khớp với tỷ lệ sở hữu mà ... |