|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Bấp bênh chăn nuôi

07:33 | 07/12/2017
Chia sẻ
Chăn nuôi là lĩnh vực quan trọng của kinh tế nông nghiệp nhưng tại sao các ngành khác đã có quy hoạch cụ thể mà chăn nuôi thì chưa? Đây là câu hỏi được đưa ra tại Hội thảo Hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp dự án Luật Chăn nuôi (sửa đổi) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức sáng 6/12.

Khắc phục manh mún

Ông Đoàn Trọng Lý, Công ty cổ phần Chăn nuôi chế biến xuất nhập khẩu Aprocimex cho rằng, chính vì không có quy hoạch nên ngành chăn nuôi bao nhiêu năm qua vẫn bấp bênh như vậy.

Theo ông Lý, cũng giống như trồng trọt, chăn nuôi là một ngành lớn, phần lớn hộ nông dân của Việt Nam gắn với nghề chăn nuôi. Thế nhưng, tại sao, ngành trồng trọt đã có quy hoạch nhưng chăn nuôi lại chưa có?

Quy hoạch để phân định có đất cho chăn nuôi, người chăn nuôi yên tâm đầu tư lâu dài mà không bị các ngành khác lấn át, thứ nữa là có đầu tư cho xử lý môi trường, từng bước tiến tới hình thành những vùng chăn nuôi để tiện cho cung cấp thức ăn. Người nông dân cũng sẽ sản xuất một cách quy củ hơn, tránh tình trạng tự phát, manh mún như hiện nay. Đặc biệt, theo ông Lý, Luật Chăn nuôi hiện hành còn quá tản mạn, tủn mủn.

bap benh chan nuoi
Nhiều ý kiến đề nghị cấm hoàn toàn sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi.

“Có vật nuôi đến ba cơ quan quản lý, rất khó cho làm luật” – ông Lý nhấn mạnh và cho rằng, nhà làm luật cần phải thay đổi tư duy về mặt quản lý, quy mô để làm luật một cách hoàn thiện. Hiện nay, chúng ta vẫn duy trì Luật Chăn nuôi riêng, Luật Thú y riêng, rồi một Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có 2 cục cùng tồn tại làm một nhiệm vụ quản lý ngành chăn nuôi, rất chồng chéo, tạo thêm nhiều gánh nặng cho doanh nghiệp (DN).

Khá bức xúc về vấn đề kiểm tra chuyên ngành hiện nay, ông Lê Giang, giám đốc Công ty thương mại đầu tư Vĩnh Giang cho hay, trong Luật đang thiếu quy định về quản lý xuất nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong khi 80% nguyên liệu thức ăn chăn nuôi là nhập khẩu. Hiện nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đang được quản lý thiếu rõ ràng, quy định về vấn đề này nằm rải rác ở các văn bản khác nhau, gây khó khăn cho DN khi nhập khẩu nguyên liệu thức ăn phục vụ cho sản xuất.

Đặc biệt, theo ông Giang, khâu quản lý chuyên ngành đối với nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đang tạo ra rào cản lớn cho DN, khiến cho DN mất thêm rất nhiều thời gian, chi phí. Ông Lê Giang bày tỏ sự bất đồng khi quản lý chuyên ngành thức ăn chăn nuôi mà quản lý cả đầu vào và đầu ra.

Theo ông Giang, một năm DN của ông mất hơn 1 tỷ đồng để “phục vụ” cho khâu kiểm tra chuyên ngành, chi phí lưu kho bãi, cùng với nhiều chi phí phát sinh khác. Thực tế này khiến các DN không thể nâng sức cạnh tranh, đồng thời ảnh hưởng dây chuyền đến các khâu khác.

Sao không cấm hoàn toàn kháng sinh?

Ngoài ra, quy trình thông quan cũng phải rõ ràng chặt chẽ, tránh tình trạng cùng một lô hàng nhưng đến hai cơ quan kiểm dịch và kiểm tra chất lượng; kiểm tra các vấn đề kéo dài lê thê khiến DN mệt mỏi vô cùng. Bởi vậy, tôi cho rằng, Luật Chăn nuôi sửa đổi phải quy định rõ ràng hơn, quy rõ trách nhiệm của từng cơ quan chức năng, không thể để tình trạng DN cứ bị “hành” như hiện nay” – ông Giang đề xuất.

Theo bà Phạm Kiều Vân, Công ty thức ăn chăn nuôi Hòa Phát, chủ trương của Nhà nước là cấm sử dụng kháng sinh cho gia súc gia cầm. Nhưng bên cạnh đó, lại cũng có quy định là cho phép người chăn nuôi vẫn được sử dụng kháng sinh để phòng bệnh cho gia súc non khi có bác sĩ kê đơn. Vậy liệu có cấm được hoàn toàn không nếu các đối tượng lợi dụng quy định đó để “lách luật”. Theo ý kiến của nhiều DN, để có được một đơn thuốc có chữ ký của bác sĩ kê đơn hoàn toàn không phải là điều khó khăn. Do đó, bà Vân cho rằng, các quy định trong việc cho phép và không cho phép sử dụng kháng sinh vẫn còn mạp mờ, dễ tạo khe hở để DN có thể lợi dụng.

Tại Hội thảo, nhiều ý kiến đồng tình với ý kiến của bà Vân trong vấn đề sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi. Hầu hết các ý kiến cho rằng, ở các nước đã cấm hoàn toàn việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi từ nhiều năm nay (Mỹ cấm từ 2002, các nước châu Âu cấm từ 2006), vậy tại sao Việt Nam vẫn còn cho phép sử dụng kháng sinh?

“Nếu cho phép thì phải đưa ra những quy định hết sức chặt chẽ và có sự giám sát nghiêm ngặt của cơ quan chức năng, nếu không sẽ tạo ra những kẽ hở và ngành chăn nuôi sẽ khó có thể phát triển bền vững từ những kẽ hở đó” – một DN chăn nuôi nêu quan điểm.

bap benh chan nuoi Xuất khẩu thủy sản năm 2017 ước đạt kỷ lục 8,3 tỷ USD

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN) nhận định thủy sản vẫn là lĩnh vực có sự tăng trưởng sản xuất và ...

bap benh chan nuoi Giá heo hơi có thể phục hồi chậm trong năm 2018

Phải đợi sang năm 2018, giá heo hơi mới có cơ hội phục hồi nhưng cũng chỉ với tốc độ chậm chạp; và các trang ...


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Minh Phương