|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Bán vốn Sabeco, thế khó của nhà đầu tư ngoại

10:40 | 09/12/2017
Chia sẻ
Sau nhiều năm trì hoãn thì trong năm nay, Chính phủ Việt Nam đã nghiêm túc hơn trong kế hoạch bán cổ phần tại các doanh nghiệp nhà nước. Nhà đầu tư nước ngoài cũng bắt đầu lạc quan hơn với Việt Nam nhưng liệu chính sách bán cổ phần đã hợp lý?
chinh sach ban co phan doanh nghiep nha nuoc cua viet nam lieu co hop ly Việt Nam đang tự chứng minh sức hấp dẫn bằng việc đẩy mạnh thoái vốn nhà nước

Các nhà đầu tư nước ngoài đang ngày càng quan tâm hơn tới Việt Nam trong hai thập kỷ qua để tìm kiếm các cơ hội đầu tư khi Chính phủ Việt Nam lên kế hoạch thoái vốn tại các doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, các kế hoạch dường như đã thất bại nhưng hiện tại các nhà đầu tư nhìn thấy nhiều sự lạc quan hơn ở Chính phủ Việt Nam, tờ Reuters nhận định.

Chính sách bán cổ phần của Việt Nam liệu có hợp lý?

chinh sach ban co phan doanh nghiep nha nuoc cua viet nam lieu co hop ly
Ảnh minh hoạ

Nhiều nhà đầu tư được phỏng vấn cho rằng họ không mong đợi việc bán cổ phần này sẽ lặp lại trong những năm tới do các chính sách thay đổi, vấn đề lợi ích và việc định giá quá cao.

Trong trường hợp bán cổ phần của Sabeco của Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Mã: SAB) nhiều tháng qua, nhiều nhà đầu tư cho biết họ được cung cấp quá ít thông tin về quy mô bán cổ phần, mức giá và kế hoạch bán cụ thể cho tới tận tuần cuối cùng nghĩa là nhà đầu tư chỉ có 3 tuần để chuẩn bị các thủ tục đấu giá bao gồm thu xếp tiền đặt cọc, bão lãnh và mở tài khoản.

Không giống như nhiều cuộc đấu giá bán cổ phần ở các thị trường phát triển nơi mà mức giá chào bán cổ phần có thể được nâng lên hoặc hạ xuống, các nhà đầu tư có thể điều chỉnh mức giá thì nhà đầu tư muốn mua cổ phần của Sabeco chỉ được nộp một mức giá duy nhất với một lượng cổ phần nhất định.

Tất cả các hồ sơ dự thầu sẽ được xếp hạng căn cứ vào mức giá, vì vậy nhà thầu nào trả mức giá cao nhất sẽ được sẽ được chấp thuận mua cổ phần họ mong muốn và số cổ phần còn lại sẽ được phân bổ tiếp theo thứ tự mức giá.

Người nước ngoài bị hạn chế tối đa 49% cổ phần ở Sabeco và hiện tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại Sabeco là 10,41%, do đó nước ngoài chỉ mua được thêm tối đa 38,59% vốn Sabeco.

Kể từ khi niêm yết trên HOSE hồi tháng 12 năm ngoái, giá cổ phiếu Sabeco đã tăng gấp 3 lần. Theo dữ liệu từ Reuters, P/E của Sabeco là 37 lần so với mức trung bình 15 lần của một số doanh nghiệp sản xuất bia khác trên thế giới.

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trở thành thị trường đắt đỏ nhất châu Á và các nhà đầu tư đang trở nên kém lạc quan và lo sợ nếu các cổ phiếu bắt đầu trượt giá.

Hoàng Kiều