|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP HCM hoãn họp báo về tình hình hoạt động của Ban

08:18 | 26/12/2018
Chia sẻ
Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP HCM vừa có thông báo hoãn buổi họp báo cung cấp thông tin về tình hình hoạt động của Ban. Lý do hoãn buổi họp báo không được đề cập.

Ban Quản lý Đường sắt đô thị (BQL ĐSĐT) TP HCM vừa gửi Giấy báo hoãn họp đến các cơ quan báo chí, truyền thông trên địa bàn thành phố.

Vào ngày 25/12 hôm qua, BQL ĐSĐT đã có Giấy mời họp báo để cung cấp thông tin về tình hình hoạt động của Ban. Tuy nhiên, cuộc họp báo theo giấy mời nói trên đã được hoãn lại.

ban quan ly duong sat do thi tp hcm hoan hop bao ve tinh hinh hoat dong cua ban Dự án metro Bến Thành: Kiểm toán kết luận hàng loạt sai phạm
ban quan ly duong sat do thi tp hcm hoan hop bao ve tinh hinh hoat dong cua ban Ðường hầm tuyến metro số 1 TPHCM bị 'rút ruột'?

Tuy nhiên, trong nội dung Giấy báo hoãn họp không hề nêu lý do tại sao cuộc họp lại hoãn lại.

ban quan ly duong sat do thi tp hcm hoan hop bao ve tinh hinh hoat dong cua ban
Từ tháng 7/2016 – 11/2018, Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP HCM đã có tới 45 người nghỉ việc. (Ảnh: Thanh Niên)

Chỉ trong ngày hôm qua (ngày 25/12), báo chí liên tiếp phản ánh hàng loạt bất thường về vấn đề nhân sự tại BQL ĐSĐT TP HCM. Cụ thể, theo thông tin từ Tuổi trẻ, Ban đang thiếu những nhân sự chủ chốt của các phòng ban và cả lãnh đạo Ban do đơn xin nghỉ việc dồn dập. Từ tháng 7/2016 – 11/2018, đơn vị đã có tới 45 người nghỉ việc, trong đó có 5 lãnh đạo phòng ban, 37 chuyên viên và 3 người nghỉ do tinh giản biên chế.

Mới đây, Bí thư Đảng ủy, Phó BQL ĐSĐT Hoàng Như Cương cũng đã nộp đơn xin nghỉ việc. Ngày 16/11, ông Cương nộp đơn xin chấm dứt hợp đồng làm việc sau 45 ngày. Trước đó, ông Cương đã đi nước ngoài với lý do có việc gia đình dù chưa được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Một nhân sự khác là ông Dương Hữu Hòa, Chủ tịch công đoàn của BQL ĐSĐT, Giám đốc BQL dự án 1, cũng đã nộp đơn xin nghỉ việc lần thứ ba. Ngày 14/11, ông Hòa cũng nộp đơn xin chấm dứt hợp đồng làm việc kể từ ngày 1/1/2019. Trả lời báo chí, ông hòa cho biết lý do xin nghỉ vì sức khỏe kém, nhưng Ban chưa đồng ý nên ông vẫn đi làm bình thường cho tới hiện tại.

Trưởng phòng kế hoạch – hợp đồng ông Phan Nhật Linh cũng nộp đơn xin nghỉ việc vào ngày 25/12. Ông Linh cũng đã nộp đơn xin chấm dứt hợp đồng kể từ ngày 31/12. BQL ĐSĐT còn có ba chuyên viên khác cũng nộp đơn xin nghỉ từ ngày 1/12.

Được biết, Trưởng BQL ĐSĐT TP HCM hiện tại là ông Lê Nguyễn Minh Quang cũng đã hai lần xin nghỉ việc.

ban quan ly duong sat do thi tp hcm hoan hop bao ve tinh hinh hoat dong cua ban 52 cán bộ Ban Quản lý đường sắt đô thị đã nghỉ, nộp đơn nghỉ việc
ban quan ly duong sat do thi tp hcm hoan hop bao ve tinh hinh hoat dong cua ban Chủ tịch Công đoàn Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM cũng xin nghỉ việc

Trước đó, Kiểm toán Nhà nước đã kết luận hàng loạt sai phạm tại dự án tuyến metro số 1 TP HCM về thẩm quyền phê duyệt, thay đổi vật tư, cách tính toán giá trị không đúng khiến vốn đầu tư bị đội lên hàng nghìn tỉ đồng…

Cụ thể, dự án điều chỉnh tổng mức đầu tư là 47.325 tỉ đồng – với mức vốn này dự án đã được tính là dự án trọng điểm quốc gia và phải trình Quốc hội xem xét, thẩm quyền quyết định dự án quan trọng cấp quốc gia là Thủ tướng Chính phủ. Việc quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án chưa có báo cáo đánh giá hiệu quả đầu tư và chưa rõ ràng về nguồn vốn.

Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ ra, quyết định phê duyệt tổng mức đầu tư điều chỉnh không đúng giá trị lập do lập với hai loại tiền khác nhau, có mức trượt giá khác nhau. Nếu tính theo tiền yen thì tổng mức đầu tư điều chỉnh chi sẽ là 206.126 triệu yen, giảm 30.500 triệu yen.

Ngoài ra, việc UBND TP HCM phê duyệt điều chỉnh thời gian hoàn thành dự án từ năm 2017 sang năm 2019 là không tuân thủ trình tự và thẩm quyền, bởi dự án trọng điểm quốc gia kéo dài thời gian thực hiện từ một năm trở lên cần Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định.

Xem thêm

N. Lê

Vàng, đô và lãi suất: Ý nghĩa như thế nào với kinh tế Việt Nam?
Tỷ giá USD/VND đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 1 thập kỷ. Điều này đã gây sức ép lớp lên các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND, tạo ra những tác động nhất định lên thị trường tài chính.