Bài toán sử dụng tro, xỉ của nhiệt điện than
Theo Quy hoạch điện 7 điều chỉnh, tỷ lệ nhiệt điện than trong cơ cấu nguồn điện giai đoạn 2016 – 2030 dự báo luôn ở mức cao. Đến năm 2020, sản lượng điện sản xuất từ nhiệt điện than chiếm khoảng 49,3%, năm 2025 tăng lên 55% và năm 2030 khoảng 53,2%trong tổng sản lượng điện của cả nước.
Phủ bạt, phun nước và đầm nén tại bãi tro xỉ của nhà máy nhiệt điện. |
Ưu tiên công nghệ tiên tiến
Ông Lê Hồng Tịnh – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho rằng, vai trò của các nhà máy nhiệt điện than là hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, cần làm sao để nhân dân hiểu đúng, hiểu đủ, từ đó ủng hộ chủ trương đúng cho phát triển nguồn điện than. Phát triển nhiệt điện than phải gắn với bảo vệ môi trường.
“Trong quá trình phát triển nhiệt điện than cần phải ưu tiên lựa chọn công nghệ có hiệu suất cao để giảm tiêu thụ năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy định của Việt Nam và quốc tế” - ông Tịnh nhấn mạnh.
Nhà nước cần có những cơ chế, chính sách phù hợp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để các nhà máy nhiệt điện than có thể chủ động xử lý các vấn đề môi trường của nhà máy.
Theo ông Cao Quốc Hưng, Thứ trưởng Bộ Công Thương, để phát triển nhiệt điện than trong giai đoạn tới, cần ưu tiên lựa chọn các công nghệ tiên tiến, hiện đại để nâng cao hiệu suất các tổ máy, giảm thiểu tiêu thụ nhiên liệu và giảm phát thải ra môi trường. Đối với các dự án xây mới sẽ áp dụng các công nghệ xử lý khói thải, nước thải tiên tiến. Đối với các nhà máy đang vận hành, sẽ tăng cường kiểm tra giám sát thực hiện đầy đủ các quy định vận hành, cải tiến, nâng cấp, lắp đặt thêm các hệ thống thiết bị xử lý môi trường; tăng cường các giải pháp xử dụng tro xỉ, thạch cao để sản xuất vật liệu xây dựng không nung, san lấp công trình xây dựng… nhằm đáp ứng các quy định về phát thải của Việt Nam cũng như của quốc tế.
Gỡ vướng
Ông Lê Hồng Tịnh cho rằng, ở các nước có nhà máy nhiệt điện, tro xỉ được coi như nguồn tài nguyên quý và được sử dụng triệt để. Nhưng ở nước ta, nhiều văn bản quy định khi ban hành không được nghiên cứu kỹ nên đã tự trói buộc, gây khó khăn cho quá trình hoạt động của DN, vừa lãng phí tài nguyên vừa gây ô nhiễm môi trường.
TS. Trần Văn Lượng - Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường Công nghiệp (Bộ Công Thương) cũng cho rằng, để đảm bảo việc phát triển nhiệt điện than gắn với phát triển bền vững, ngoài sự vào cuộc của các nhà máy, Nhà nước cần có những cơ chế, chính sách phù hợp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để các nhà máy nhiệt điện than có thể chủ động xử lý các vấn đề môi trường của nhà máy.
Cụ thể, theo TS Trần Văn Lượng, cần thiết phải sửa đổi Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ theo hướng loại bỏ giấy phép “Giấy xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường” để các DN sản xuất xi măng, gạch không nung và nhiều cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng dễ dàng tiếp cận và xử lý, tái chế tro, xỉ của nhà máy nhiệt điện than. Đồng thời, sớm ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với tro, xỉ làm vật liệu xây dựng, vật liệu san nền và đây là cơ sở quan trọng để quản lý chất lượng các loại tro, xỉ cũng như sử dụng các loại tro, xỉ cho các mục đích khác nhau; sửa đổi QCVN 22:2009/BTNMT phù hợp với thực tế hoạt động của các nhà máy và đảm bảo lộ trình áp dụng Quy chuẩn phù hợp với các nhà máy nhiệt điện than...
Phát triển nhiệt điện than: Bức bách việc xử lý tro xỉ Việc phát triển nhiệt điện than là nhu cầu tất yếu nhưng vấn đề đảm bảo môi trường trong đó có xử lý xỉ than ... |
Chuyên gia nước ngoài hồ nghi tính khả thi của dự án năng lượng tái tạo Việt Nam không nên dựa vào một nguồn cung năng lượng duy nhất- đó là nhiệt điện than mà cần phải tính đến phát huy ... |
Điện mặt trời liệu có thay thế được điện than? Phát triển nguồn năng lượng mặt trời đang là xu thế của thế giới, không chỉ bởi ưu thế về giá mà còn những tác ... |