|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Ba vấn đề của các thị trường mới nổi

22:30 | 17/05/2018
Chia sẻ
Trong khi các nhà quản lý tài sản từ Goldman Sachs Group cho đến UBS Wealth Management tiếp tục đánh giá cao cơ hội đầu tư vào các thị trường mới nổi, Giáo sư Đại học Harvard Carmen Reinhart lại chê nhóm tài sản này.
 
ba van de cua cac thi truong moi noi MSCI bắt đầu tiến trình thêm 234 cổ phiếu hạng A Trung Quốc vào chỉ số thị trường mới nổi
ba van de cua cac thi truong moi noi 'Thị trường mới nổi sẽ gặp nguy nếu lợi suất trái phiếu Mỹ lên 3,5%'
ba van de cua cac thi truong moi noi
Bà Carmen Reinhart. Ảnh: BLOOMBERG

Theo Bloomberg, nhà kinh tế học có gốc Cuba cho hay các lý do để lo ngại về kinh tế thị trường mới nổi là: núi nợ tăng cao, các điều khoản thương mại suy yếu, lãi suất toàn cầu tăng và tăng trưởng trì trệ. Thực tế, các nền kinh tế đang phát triển hiện tệ hơn so với hồi khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và đợt lao dốc chứng khoán năm 2013, khi cổ phiếu lần lượt hạ 64% và 17%.

“Quang cảnh tổng thể lúc này có nhiều vết nứt hơn hẳn so với cách nay 5 năm, và chắc chắn như hồi khủng hoảng tài chính toàn cầu. Lý do đến từ cả bên ngoài lẫn bên trong”, Reinhart nhận định từ Cambridge, Massachusetts.

Giáo sư nhắc đến ba khía cạnh xoay quanh tình hình kinh tế, tài chính nói chung của các thị trường mới nổi.

Thứ nhất là mối liên kết giữa lạm phát Mỹ và chứng khoán thị trường mới nổi. Bà Reinhart cho rằng câu chuyện lạm phát Mỹ thực sự là về vấn đề lãi suất. Khi Mỹ thắt chặt chính sách mạnh hơn, lãi suất được dự báo tăng ngày càng cao hơn và điều này chồng chất thêm hậu quả lên các thị trường mới nổi. Hơn 2/3 nợ của các thị trường mới nổi là bằng đô la Mỹ, thậm chí bây giờ núi nợ còn cao hơn nữa vì họ vay mượn từ Trung Quốc, bà Reinhart nhận định.

Thứ nhì là về các lỗ hổng trên thị trường mới nổi. “Các thị trường mới nổi hồi phục cực nhanh sau đợt suy thoái tài chính thế giới, và một yếu tố quan trọng của việc này là họ có rất ít nợ nước ngoài. Bạn có khủng hoảng Mexico, khủng hoảng châu Á, khủng hoảng Nga và rồi Argentina. Vì các cuộc khủng hoảng, họ đều giảm đòn bẩy. Sức tăng trưởng suy giảm tiết lộ nhiều lỗ hổng hơn trong tình hình tài chính, đơn cử như những gì xảy ra ở Brazil. Khi nhìn vào Chile và Thổ Nhĩ Kỳ, họ từng thể hiện tốt nhưng giờ thì không như vậy nữa vì nhiều lý do. Đây không phải là nhận định rất tiêu cực, nhưng hiện có nhiều lỗ hổng bên trong và bên ngoài các nền kinh tế mới nổi”, bà Reinhart nói.

Về rủi ro vỡ nợ của các thị trường mới nổi, bà Reinhart cho biết: “Có nhiều nước ở vùng châu Phi hạ Sahara và Trung Đông nặng nợ Trung Quốc. Đây là chuyện rất thiếu minh bạch. Các nước như Angola, nếu tính cả khoản nợ Trung Quốc, núi nợ nước ngoài của họ cao hơn 20% so với số liệu do chính phủ đưa ra. Đây là điều có thể hiểu được sau một thập niên lãi suất thấp kỷ lục, song giờ đây khi lãi suất tăng và USD đảo chiều giá trị, các lỗ hổng, rủi ro bắt đầu chồng chất. Các thị trường mới nổi có thu nhập thấp nhưng nặng nợ sẽ khó khăn trong việc trả nợ. Trong nhiều trường hợp này, nợ có liên quan đến Trung Quốc và thiếu minh bạch. Bạn tự hỏi liệu các nước đó đã tái cơ cấu một phần nợ hay chưa?”.

Cuối cùng là về dòng vốn thoái khỏi các thị trường mới nổi. Thời gian qua, thị trường mới nổi hầu như không biến động mạnh nhưng giờ đây, biến động bắt đầu tăng và đây không phải là điểm tốt cho dòng chảy vốn vào thị trường mới nổi.

Thu Thảo

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.