Ba góc độ về thu - chi ngân sách 7 tháng
Xét trên một số góc độ khác nhau, tình hình thu - chi ngân sách 7 tháng qua có một số điểm đáng lưu ý.
Ở góc độ thứ nhất, so thực hiện với dự toán cả năm đã được Quốc hội phê duyệt, thu – chi ngân sách có một số điểm tích cực. Kết quả tích cực về mặt này được thể hiện ở một số điểm.
Trong ba khoản thu lớn, thu từ dầu thô đạt tỷ lệ thực hiện cao nhất (64,1%), chủ yếu do dầu thô xuất khẩu 7 tháng năm nay so với cùng kỳ năm trước tăng về lượng, tăng cao về đơn giá (21,2%) và tăng khá cao về kim ngạch (36,1%).
Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất khẩu đạt tỷ lệ khá (53,4%), chủ yếu do xuất khẩu tăng kép, nhập khẩu còn tăng cao hơn. Trong thu nội địa, thu tiền sử dụng đất đạt khá cao, thu thuế thu nhập cá nhân đạt khá 54,1%. Đó là các tỷ lệ đạt cao hơn tỷ lệ chung.
Tỷ lệ so với dự toán năm của tổng chi thấp hơn tỷ lệ của tổng thu, là tín hiệu khả quan để tỷ lệ bội chi so với dự toán năm thấp hơn tỷ lệ so với dự toán của tổng thu và tổng chi. Tỷ lệ thực hiện so với dự toán năm của khoản chi trả lãi vay là 60,8% và của khoản chi trả nợ gốc đạt 67,1%. Điều này thể hiện sự nghiêm túc trong việc trả lãi, trả nợ gốc để giữ tín nhiệm trong thanh toán.
Tuy nhiên, cũng xét trên góc độ so với dự toán năm, thì tỷ lệ của tổng thu sau hơn một nửa thời gian còn thấp, làm cho nhiệm vụ còn lại trong hơn 5 tháng cuối năm lớn hơn nhiều. Tỷ lệ thực hiện so với dự toán cả năm của thu nội địa, của một số khoản thu như thu từ doanh nghiệp nước ngoài (không kể dầu thô), thu thuế bảo vệ môi trường, thu thuế công thương nghiệp và dịch vụ ngoài nhà nước còn thấp hơn tỷ lệ thực hiện của tổng thu.
Đáng lưu ý là tỷ lệ thực hiện so với dự toán cả năm của khu vực doanh nghiệp nhà nước còn rất thấp (chưa được 1/3 sau gần một nửa thời gian).
Ở góc độ thứ hai, xét tỷ trọng trong tổng thu, tổng chi của một số khoản thu, khoản chi quan trọng nổi lên một số điểm.
Trong tổng thu ngân sách tính đến 15/7, thu từ dầu thô chiếm 4,2%; thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu chiếm 16,4%, tuy thấp hơn mức đỉnh điểm năm 2009 và các mức của năm 2014, 2015, nhưng đã cao hơn quý I/2017. Riêng thu từ nhà đất chiếm tỷ trọng cao nhất từ 2010 đến nay, cao hơn tỷ lệ 8,7% của quý I/2017.
Trong tổng chi ngân sách, chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn nhất và cao hơn nhiều so với các năm trước. Nguyên nhân chủ yếu do tổ chức, bộ máy hưởng ngân sách còn rất cồng kềnh; không những không giảm mà còn tăng thêm. Đáng lưu ý, trong tổng chi, thì chi trả lãi vay và chi trả lãi gốc đã lên đến 26,3%.
Ở góc độ thứ ba, xét về cân đối thu - chi, có thể hình dung thu - chi ngân sách trong 7 tháng đầu năm 2017 như sau: Thu 100%, thì chi thường xuyên chiếm 81,1%, chi trả lãi chiếm 10,3%, chi trả nợ gốc chiếm 18,8%.
Nếu cộng ba khoản trên đã lên đến 110,2%, vượt tổng thu ngân sách. Do vậy, cần phải vay để đầu tư để bù đắp bội chi, để trả nợ... Đây là cảnh báo về khả năng nợ công tiếp tục gia tăng.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/