|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Arab Saudi có thể tăng sản lượng dầu sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran

16:46 | 09/05/2018
Chia sẻ
Hôm 9/4, Arab Saudi gợi ý có thể tăng sản lượng dầu để bù đắp bất kỳ sự thiếu hụt nguồn cung nào có thể xảy ra dưới tác động của lệnh trừng phạt mới đối với Tehran, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Mỹ sẽ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran.
arab saudi co the tang san luong dau sau khi my rut khoi thoa thuan hat nhan iran EIA: Sản lượng dầu thô Mỹ sẽ chạm 12 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2019
arab saudi co the tang san luong dau sau khi my rut khoi thoa thuan hat nhan iran [Infographic] OPEC và các nước tuân thủ thỏa thuận giảm sản lượng thế nào trong tháng 3?

Giá dầu vẫn luôn được hỗ trợ bởi dự báo Mỹ sẽ rút khỏi thỏa thuận, sự kiến có thể ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu dầu thô của Iran và khiến căng thẳng địa chính trị gia tăng tại Trung Đông, ngôi nhà của 1/3 nguồn cung dầu hàng ngày của thế giới.

Ông Trump hôm thứ Ba (8/5) cho biết, Mỹ một lần nữa áp các lệnh trừng phạt mức độ cao về kinh tế đối với Iran, nhưng không đi vào chi tiết. Thỏa thuận ban đầu năm 2015 đã gỡ bỏ lệnh cấm để đổi lấy sự hạn chế về chương trình hạt nhân của Tehran.

“Arab Saudi sẽ hợp tác với các nhà sản xuất lớn và người tiêu dùng trong, cũng như ngoài OPEC để kiểm soát tác động của bất kỳ sự thiếu hụt nguồn cung nào. Sau quyết định rút khởi thỏa thuận hạt nhân của Mỹ, Arab Saudi cam kết sẽ hỗ trợ cho sự bình ổn trên thị trường dầu để đảm bảo lợi ích của các nhà sản xuất và người tiêu dùng, cũng như tăng trưởng kinh tế toàn cầu một cách bền vũng”, Bộ trưởng Năng lượng Arab Saudi cho biết hôm 8/5.

Giá dầu thô ngọt, nhẹ của Mỹ (WTI) giảm 1,67 USD xuống 69,06 USD/thùng và giá dầu Brent giảm 1,32 USD xuống 74,85 USD/thùng. Theo đó, đây là đợt biến động nhiều nhất của hợp đồng dầu WTI kỳ hạn kể từ tháng 8, và là ngày thay đổi mạnh nhất của hợp đồng Brent trong một tháng.

arab saudi co the tang san luong dau sau khi my rut khoi thoa thuan hat nhan iran
Ảnh minh họa.

OPEC và các quốc gia ngoài tổ chức như Nga đang trong thời hạn thực hiện thỏa thuận giảm sản xuất, giúp giải quyết nguồn cung dư thừa và thúc đẩy giá dầu trên 75 USD, mức cao nhất kể từ năm 2014.

OPEC sẽ gặp vào tháng 6 để thảo luận về thỏa thuận, với nhiều thành phần trên thị trường dự báo sẽ tiếp tục giảm sản xuất cho tới cuối 2018.

Tuy nhiên, xuất khẩu giảm tại Iran do Mỹ áp lại lệnh trừng phạt, cùng với nguồn cung sụt giảm tại các thành viên khác của OPEC như Venezuela, có nghĩa là nguồn cung được cắt sẽ lớn hơn nhiều so với dự tính. Điều này dấy lên lo ngại về sự gia tăng nhanh chóng của giá dầu.

Iran sản xuất khoảng 3,8 triệu thùng/ngày và là nhà sản xuất lớn thứ ba của OPEC, sau Arab Saudi và Iraq. Sản lượng của quốc gia này chiếm khoảng 4% nguồn cung dầu thế giới.

Kể từ khi thỏa thuận hạt nhân Iran có hiệu lực, xuất khẩu đã tăng khoảng 2,5 triệu thùng/ngày từ mức thấp hơn 1 triệu thùng/ngày. Phần lớn xuất khẩu của Iran được chuyển tới châu Á, còn châu Âu nhập khẩu khoảng 600.000 thùng/ngày.

Tháng trước, ông Trump cáo buộc OPEC đang kéo giá dầu lên một cách không tự nhiên trên Twitter.

Lyly Cao