|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Apple cắt giảm sản xuất iPad để nhường linh kiện cho iPhone 13

15:15 | 02/11/2021
Chia sẻ
Apple đang nhường linh kiện lẽ ra dùng cho sản xuất iPad để dồn nguồn lực cho iPhone 13 trong những tháng cao điểm cuối năm.

Apple đang cắt giảm mạnh hoạt động sản xuất iPad để "nhường" linh kiện cho iPhone 13, nhiều nguồn tin nói với Nikkei Asia. Đây là một dấu hiệu cho thấy đợt thiếu hụt chip trên toàn cầu ảnh hưởng đến Apple nhiều hơn những gì trước đây công ty này nói đến.

Hoạt động sản xuất iPad giảm 50% so với kế hoạch ban đầu của Apple trong 2 tháng qua, nguồn tin nói với Nikkei. Bên cạnh đó, nhiều linh kiện vốn được dành để sản xuất cho các mẫu iPhone đời cũ hơn cũng được chuyển sang sản xuất iPhone 13.

Sợ người dùng không thể chờ đợi, Apple 'hy sinh' iPad để dành toàn lực cho iPhone 13 - Ảnh 1.

iPhone và iPad sử dụng chung nhiều linh kiện. Thực tế này cho phép Apple chuyển đổi linh hoạt linh kiện sản xuất giữa hai thiết bị. (Ảnh: The Verge)

iPhone và iPad sử dụng chung nhiều linh kiện. Thực tế này cho phép Apple chuyển đổi linh hoạt linh kiện sản xuất giữa hai thiết bị.

Apple đang ưu tiên sản xuất iPhone 13 một phần vì Apple dự đoán nhu cầu smartphone mạnh mẽ hơn so với iPad khi nhiều thị trường Phương Tây bắt đầu hồi phục từ đại dịch COVID-19. Châu Âu à Mỹ hiện đang đóng góp 66% tổng doanh thu của Apple.

Đỉnh nhu cầu iPhone mới thường rơi vào khoảng thời gian vào tháng sau khi nó được ra mắt. Vì thế, đảm bảo thông suốt sản xuất iPhone 13 là một trong những ưu tiên hàng đầu của Apple ở thời điểm hiện tại.

Dù vậy, nhu cầu iPad trên thị trường hiện cũng khá tích cực nhờ gia tăng xu hướng làm việc và học tập từ xa vì đại dịch. Doanh số iPhone trên toàn cầu tăng 6,7% để chạm mốc 52,3 triệu máy vào năm ngoái. Theo dữ liệu của IDC, Apple đang có 32,5% thị phần toàn cầu mảng máy tính bảng, bỏ ra đối thủ đứng thứ 2 là Samsung với 19,1% thị phần. Trong 9 tháng đầu năm nay, tổng doanh số iPad bán ra đạt 40,3 triệu máy, tăng 17,83% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, tổng doanh số máy tính bảng bán ra trên toàn cầu trong năm 2020 đạt 164,1 triệu USD, tăng 13,6% so với năm 2019.

Đây không phải lần đầu tiên Apple ưu tiên iPhone so với iPad. Trong năm 2020, Apple chuyển chuyển một số linh kiện iPad cho iPhone 12 để giảm thiểu ảnh hưởng từ đứt gãy chuỗi cung ứng do COVID-19 lên những mẫu điện thoại 5G đầu tiên của hãng này.

Ở Châu Âu và Mỹ, những người đặt iPad phiên bản 256 GB bộ nhớ trong vào cuối tháng 10 sẽ phải đợi tới ngày 15/12 để được giao máy. Đối với những người chọn mua iPad Mini mới nhất, khoảng thời gian giao hàng sẽ là tuần đầu tiên của tháng 12. Người dùng Trung Quốc, thị trường lớn thứ 3 của Apple, trong khi đó cũng phải đợi khoảng 6 tuần khi mua iPad mới.

Apple ghi nhận những ảnh hưởng của đợi thiếu hụt linh kiện điện tử trên toàn cầu. Trong buổi báo cáo hoạt động kinh doanh lớn nhất, Luca Maestri, giám đốc tài chính Apple, nói rằng doanh thu iPad trong qusy 4/2021 sẽ giảm vì thiếu hụt linh kiện. Ông nhấn mạnh iPad nhiều khả năng là dòng sản phẩm duy nhất của Apple sẽ ghi nhận xu hướng giảm.

Tim Cook, CEO Apple, chia sẻ doanh thu trong quý 3 năm nay thấp hơn so với con số khả thi tới 6 tỷ USD vì "thiếu chip trên toàn cầu và đứt gãy hoạt động sản xuất do COVID-19". Ảnh hưởng đến quý 4 thậm chí sẽ lớn hơn, người đứng đầu Apple nói.

Brady Wang, một nhà phân tích công nghệ của Counterpoint Research, nhận định rằng việc Apple ưu tiên iPhone hơn iPad là một động thái tự nhiên.

"Quy mô iPhone là gần 200 triệu máy bán ra và lớn hơn nhiều so với iPad. Hệ sinh thái quan trọng nhất của Apple đều xoay quanh iPhone. Bên cạnh đó, iPad không có tính "mùa vụ" mạnh như iPhone khi iPhone vốn thường được trình làng vào mùa thu", ông chia sẻ.

Bên cạnh đó, Apple hiện cũng đang là người dẫn đầu ở thị trường máy tính bảng với iPad, ông Wang chia sẻ.

"Ít người dùng sẽ chuyển sang máy tính bảng Android nếu họ đang cân nhắc mua iPad nhưng cần đợi thêm thời gian. Dù vậy, có khả năng cao hơn người dùng sẽ chuyển sang điện thoại Android nếu không thể mua iPhone ngay lập tức", vị chuyên gia nhấn mạnh.

Nam Khánh