AirAsia vẫn chưa thể mua cổ phần Hàng không Hải Âu
AirAsia muốn vào thị trường hàng không nội địa Việt Nam qua hãng hàng không Hải Âu |
Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội vừa có văn bản xin lỗi Công ty AirAsia Investmnent về sự quá hạn trong việc giải quyết hồ sơ đề nghị góp vốn của bằng hình thức mua cổ phần của vào hãng hàng không Hải Âu.
Trong thông báo gửi AirAsia Invesment, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho biết là cơ quan này sẽ trả kết quả chậm nhất sau 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ký kiến bằng văn bản của Bộ Kế hoạch và đầu tư và Bộ GTVT.
Trước đó, AirAsia Invesment đã có văn bản gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội – nơi đăng ký kinh doanh của Công ty cổ phần hàng không Hải Âu đề nghị được mua cổ phần của đơn vị đang khai thác thủy phi cơ này.
Sau khi nhận vốn góp, cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, Công ty cổ phần hàng không Hải Âu đăng ký lại ngành nghề kinh doanh trong đó có: dịch vụ hỗ trợ vận tải hàng không (746); bốc dỡ hàng hóa (7419); vận tải hành khách hàng không (CPC 7311, 7312); dịch vụ cho thuê máy bay kèm người lái (CPC 734); dịch vụ đại ký vé máy bay. Đây là các dịch vụ Việt Nam chưa đăng ký với WTO.
Theo tại mục đ, khoản 2, Điều 10, Nghị định số 118/2015/NĐ – CP ngày 2/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư: “Đối với những ngành, phân ngành dịch vụ chưa cam kết hoặc không được quy định tại Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO và điều ước quốc tế về đầu tư mà pháp luật Việt Nam chưa có quy định về đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài; cơ quan đăng ký đầu tư lấy ý kiến Bộ Kế hoạch và đầu tư và bộ quản lý ngành để xem xét quyết định”.
Thực hiện quy định trên, Sở KHĐT Hà Nội vào ngày 8/9/2017 đã có văn bản xin ý kiến hai bộ: Kế hoạch và đầu tư; GTVT. Tuy nhiên, đến nay, Sở vẫn chưa nhận được ý kiến của các bộ nên chưa thể giải quyết hồ sơ đúng hạn.
Trước đó, vào ngày 1/4/2017, Hãng tin Bloomberg đưa tin, hãng hàng không giá rẻ AirAsia sẽ kết hợp với Công ty TNHH Gumin và Công ty Hải Âu để thành lập một liên doanh hàng không, trong đó đối tác Việt Nam góp 70% vốn điều lệ.
Được biết, Hải Âu gia nhập thị trường hàng không vào năm 2014 với 3 máy bay thủy phi cơ và mới chỉ có giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không chung.
Trong khi đó, với AirAsia, đây là lần thứ ba trong vòng 10 năm trở lại đây, hãng hàng không giá rẻ hàng đầu châu Á này tìm kiếm cơ hội hợp tác với một đối tác Việt Nam.
Trước đó, AirAsia từng được thỏa thuận với Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam - Vinashin, nay là SBIC (năm 2007) và Vietjet (năm 2010) để thành lập hãng hàng không có vốn đầu tư nước ngoài thứ hai tại Việt Nam (sau Jetstar Pacific). Tuy nhiên, vì nhiều lý do, các thỏa thuận này đều không thể cụ thể hóa.
Hiện tại, Tập đoàn AirAsia có hai hãng hàng không đang khai thác thường lệ đến Việt Nam là Thai AirAsia (FD), khai thác đường bay từ Thái Lan và AirAsia Berhad (AK), khai thác đường bay từ Malaysia. Trước đây, Indonesia AirAsia cũng đã khai thác đường bay đến Việt Nam từ Indonesia, nhưng hiện đang tạm dừng khai thác.
AirAsia có thể cân nhắc dùng máy bay 'Made in China'
Hãng bay giá rẻ của Malaysia có thể cân nhắc mua các máy bay mới như chiếc C919 của Trung Quốc để mở rộng đội ... |