|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Ai đứng sau thương vụ sáp nhập Mediplast – Vinamed?

14:48 | 14/10/2017
Chia sẻ
Trong năm 2016, nhà đầu tư bí ẩn Phạm Quang Huy đã dồn dập thâu tóm và ngồi vào vị trí lãnh đạo cao nhất tại ba doanh nghiệp lớn trong ngành vật tư, thiết bị y tế.
ai dung sau thuong vu sap nhap mediplast vinamed

Phó Thủ tướng chỉ đạo kiểm tra việc thoái vốn nhà nước, sáp nhập Mediplast và Vinamed

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình vừa yêu cầu Bộ Y tế kiểm tra, làm rõ phản ánh, kiến nghị của bà Lê Thị Minh Châu về một số nội dung liên quan đến thoái vốn nhà nước, sáp nhập giữa CTCP Nhựa Y tế (Mediplast) vào Tổng công ty Thiết bị Y tế (Vinamed).

Theo tìm hiểu của Nhadautu.vn, Mediplast tiền thân là doanh nghiệp nhà nước, được cổ phần hoá từ năm 2006. Hiện Mediplast là thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất bơm kim tiêm và dây truyền dịch y tế.

Dù vốn điều lệ chỉ ở mức 16,5 tỷ đồng, song lãi sau thuế bình quân giai đoạn 2014-2016 của Mediplast lên tới 18 tỷ đồng/năm.

Bên cạnh giá trị đến từ thương hiệu và hiệu quả hoạt động, Mediplast còn được đánh giá cao với khối tài sản vô hình rất lớn khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với lô đất 2.863 m2 mặt phố Lương Định Của (Đống Đa, Hà Nội) và lô đất 13.719 m2 tại KCN Đại Đồng, Tiên Du, Bắc Ninh.

Trong khi đó, Vinamed được cổ phần hoá trong năm 2016 với vốn điều lệ 88 tỷ đồng. Tại thời điểm cổ phần hoá, Vinamed đang sở hữu 48% vốn của Mediplast, 9% vốn Danameco và một số doanh nghiệp khác.

Nhóm nhà đầu tư của ông Phạm Quang Huy đã mua vào cổ phần chi phối và sau đó bầu ông này làm Chủ tịch HĐQT của cả Vinamed lẫn Mediplast.

Tháng 10/2016, tại đại hội cổ đông (ĐHCĐ) bất thường của Mediplast, ông Phạm Quang Huy tuyên bố Vinamed đã tăng sở hữu tại Mediplast lên 69,3%. Thế nhưng, không lâu sau đó, Vinamed đã bán bớt 45,5% vốn tại Mediplast để giảm tỷ lệ sở hữu từ 69,3% xuống còn 23,8%, đồng thời thoái toàn bộ 9% vốn tại Danameco.

Bên cạnh đó, Mediplast và Vinamed đã đưa ra kế hoạch sáp nhập. Vinamed sẽ phát hành cổ phần với tỷ lệ 3:1 để sáp nhập Mediplast.

Hai diễn biến trên đã bị cổ đông của Mediplast phản ứng gay gắt, khi cho rằng việc thoái vốn của Vinamed tại Mediplast không tuân thủ Nghị định 91/2015; trong khi đó việc sáp nhập Mediplast vào Vinamed làm tỷ lệ sở hữu của Nhà nước trong Vinamed giảm từ 20% xuống 14%, trái với Quyết định 2265 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hoá Vinamed (Nhà nước giữ 20% vốn điều lệ).

Quá trình sáp nhập hai công ty cũng không tiến hành định giá tài sản, mà theo cổ đông Mediplast là có nguy cơ thất thoát, đặc biệt là các bất động sản mà doanh nghiệp này đang nắm giữ.

Bất chấp sự phản đối dữ dội của cổ đông, Mediplast vừa qua đã chính thức sáp nhập vào Vinamed theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sửa đổi ngày 6/9/2017. Vốn điều lệ của Vinamed sau khi sáp nhập được tăng từ 88 tỷ đồng lên 125,7 tỷ đồng.

Bí ẩn “người thâu tóm” Phạm Quang Huy

Quá trình sáp nhập Mediplast - Vinamed nổi bật lên cái tên Phạm Quang Huy.

Cùng thời điểm đổ tiền thâu tóm Vinamed và Mediplast, ông Phạm Quang Huy trong năm 2016 hoàn thành cú “hat-trick” khi được cổ đông lớn DI Asia Industrial Fund đề cử và sau đó trúng cử Chủ tịch HĐQT CTCP Thiết bị Y tế Việt Nhật (Mã chứng khoán JVC).

ai dung sau thuong vu sap nhap mediplast vinamed

Ông Phạm Quang Huy đã từng là người đại diện phần vốn của PVFC tại PSI

Liên tiếp nắm quyền tại một loạt các doanh nghiệp lớn ngành thiết bị y tế chỉ trong một thời gian ngắn không khỏi gây tò mò trong giới đầu tư về cái tên Phạm Quang Huy.

Theo tìm hiểu của Nhadautu.vn, ông Phạm Quang Huy tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh ngành Tài chính tại trường Kent State University (Mỹ).

Năm 20 tuổi, ông Huy khởi nghiệp với chức vụ chuyên viên phòng Đầu tư - Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam từ tháng 7/1995.

Con đường sự nghiệp của ông Phạm Quang Huy khá thuận lợi, lần lượt nắm giữ các chức vụ phụ trách phòng nghiệp vụ, trưởng phòng tư vấn, trưởng phòng môi giới rồi phó giám đốc Công ty chứng khoán Bảo Việt (giai đoạn 1999-2009). Sau đó, ông chuyển sang làm Phó tổng giám đốc CTCP chứng khoán Dầu khí (PSI) vào tháng 6/2009, và 5 tháng sau được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc kiêm Uỷ viên HĐQT cho đến tháng 2/2015.

Đáng chú ý, ông Phạm Quang Huy là người đại diện phần vốn góp của Tổng công ty Tài chính Dầu khí Việt Nam (PVFC) tại PSI.

Ông Phạm Quang Huy hiện cũng là “sếp” lớn tại một số doanh nghiệp khác trong ngành dầu khí, như chức vụ Thành viên HĐQT Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (Mã chứng khoán PET) từ năm 2012 đến nay hay Chủ tịch HĐQT CTCP Dịch vụ - Vận tải Dầu khí Cửu Long (Mã chứng khoán PCT) từ năm 2015 đến nay.

ai dung sau thuong vu sap nhap mediplast vinamed MEDIPLAST chính thức sáp nhập với VINAMED

Việc sáp nhập này sẽ giúp mở rộng phạm vi kinh doanh, mang lại lợi ích cho các cổ đông.

Minh Trang

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.