|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

4 đại diện Việt Nam lọt top 100 các startup và doanh nghiệp nhỏ đáng chú ý của Forbes

21:03 | 10/08/2021
Chia sẻ
Các doanh nghiệp nhỏ và startup tại châu Á - Thái Bình Dương đang trên đà phát triển.

Lần đầu tiên Tạp chí Forbes công bố bảng xếp hạng Forbes Asia 100 to Watch, trong đó đưa ra danh sách các công ty nhỏ và startup đáng chú ý đang trên đà phát triển tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Vào thời điểm các nền kinh tế trên thế giới đang phải vật lộn với đại dịch, những công ty nằm trong danh sách này đang tỏ ra linh hoạt và tiến về phía trước.

Danh sách xuất phát từ việc giải quyết các vấn đề như cải thiện giao thông ở các thành phố, mở rộng kết nối với chi phí thấp tại những vùng sâu vùng xa và ngăn ngừa tình trạng lãng phí thực phẩm.

100 công ty đến từ 17 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau, hoạt động trong các lĩnh vực gồm: công nghệ sinh học & chăm sóc sức khoẻ, thương mại điện tử và bán lẻ, thực phẩm & khách sạn, giáo dục & tuyển dụng.

Trong đó, Ấn Độ và Singapore - nơi có cộng đồng khởi nghiệp phát triển mạnh mẽ lần lượt góp 22 và 19 công ty. Hong Kong có 10 và Indonesia có 8. Riêng Việt Nam cũng có 4 đại diện góp mặt trong danh sách này.

Dưới đây là 4 đại diện của Việt Nam:

4 đại diện Việt Nam lọt top 100 các startup và doanh nghiệp nhỏ đáng chú ý của Forbes - Ảnh 1.

Đại diện Hoozing trên sóng Shark Tank. (Ảnh: Shark Tank).

Hoozing

Lĩnh vực: Tài chính

Thành lập: 2015

CEO: Hải Lê

Ứng dụng của Hoozing cung cấp đánh giá của người dùng, công cụ tính giá và các tuỳ chọn thanh toán kỹ thuật số để tăng tốc cho thuê và bán bất động sản. Giám đốc điều hành Hải Lê cho biết, bất chấp đạt dịch, Hoozing vẫn đạt doanh thu khoảng 1,1 triệu USD vào năm 2020 và dự kiến sẽ có lãi vào cuối năm nay với doanh thu 2 triệu USD.

4 đại diện Việt Nam lọt top 100 các startup và doanh nghiệp nhỏ đáng chú ý của Forbes - Ảnh 2.

Ảnh: Logivan.

Logivan

Lĩnh vực: Logistics & Vận tải

Thành lập: 2017

CEO: Linh Pham

Nhà đầu tư chính: Insignia Ventures Partners, K3 Ventures

Trả lời cho mạng lưới giao thông manh mún ở Việt Nam, Logivan cho phép các công ty nhanh chóng xác định vị trí và thuê xe tải. Logivan cho biết họ có hơn 60.000 tài xế đang làm việc cho Coca Cola, Olam và Wilmar. Đến nay startup này đã huy động được khoảng 8 triệu USD từ Insignia Ventures Partners và K3 Ventures.

4 đại diện Việt Nam lọt top 100 các startup và doanh nghiệp nhỏ đáng chú ý của Forbes - Ảnh 3.

Nhân viên giao hàng Loship. (Ảnh: Loship).

Lozi

Lĩnh vực: Logistics & Vận tải

Thành lập: 2017

CEO: Nguyễn Hoàng Trung

Nền tảng giao hàng của Lozi, Loship đang đối đầu với các đối thủ khổng lồ như GoTo và Grab bằng cách giao bất cứ thứ già từ bữa ăn, nguyên liệu tới thực phẩm chỉ trong vòng một giờ. Công ty hoạt động bao phủ tại TP HCM và Việt Nam. Mới đây họ đã huy động được 16 triệu USD để mở rộng dịch vụ của mình.

4 đại diện Việt Nam lọt top 100 các startup và doanh nghiệp nhỏ đáng chú ý của Forbes - Ảnh 4.

Ảnh: Med247.

Med247

Lĩnh vực: Công nghệ sinh học & Chăm sóc sức khoẻ

Thành lập: 2019

CEO: Tuấn Trương

Nhà đầu tư chính: KK Fund

Cung cấp các dịch vụ y tế từ ngoại tuyến đến trực tuyến 24/24 thông qua ứng dụng di động và liên kết với các phòng khám đầy đủ dịch vụ. Công ty cho biết đã huy động được 1 triệu USD nhằm mở rộng quy mô thông qua quan hệ đối tác.

Để chọn ra danh sách 100 công ty, Forbes đã nhận đơn trực tuyến từ các startup khắp nơi tại châu Á - Thái Bình Dương cũng như tham vấn các nhà xúc tiến, những vườn ươm công nghệ, các trường đại học và những nhà đầu tư mạo hiểm.

Cuối cùng, Forbes đã chọn được 100 công ty từ 900 doanh nghiệp đăng ký ban đầu. Để đủ điều kiện được xem xét, những doanh nghiệp này phải có trụ sở chính tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hoạt động ít nhất một năm, thuộc sở hữu tư nhân, hoạt động vì lợi nhuận và có doanh thu hàng năm gần nhất hoặc tổng tài trợ nhận được không quá 20 triệu USD tính đến 1/8.

Thiên Trường

Nên bỏ tiền vào tài sản đầu tư nào: Vàng, chứng khoán hay bất động sản?
Rót tiền vào đâu luôn là mối quan tâm thường trực của các nhà đầu tư. Việc quyết định đầu tư vàng, cổ phiếu hay bất động sản... phụ thuộc vào tình hình vĩ mô cùng những thông tin kinh tế, xã hội trong nước và thế giới. Tuy nhiên, không có công thức chung nào cho tất cả. Nhà đầu tư hoàn toàn có thể điều chỉnh chiến lược phù hợp với bối cảnh kinh tế và khẩu vị của bản thân nhằm gia tăng lợi nhuận.