|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

380 doanh nghiệp nhà nước có thể bị phạt tiền

21:14 | 07/02/2017
Chia sẻ
Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị phạt tiền từ 5-15 triệu đồng, quy trách nhiệm người đứng đầu 380 doanh nghiệp chưa công bố thông tin về tình hình tài chính, tiền lương…

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có báo cáo Thủ tướng và Thường trực Chính phủ về kết quả công bố thông tin của các doanh nghiệp Nhà nước (các tập đoàn, tổng công ty, công ty 100% vốn Nhà nước).

Theo đó, đến ngày 31/12/2016, mới có 241/620 doanh nghiệp (chiếm 38,87%) gửi báo cáo đến Bộ và thực hiện công bố thông tin trên Cổng thông tin doanh nghiệp. 380 doanh nghiệp còn lại phớt lờ lệnh trên, chủ yếu là doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thủy nông, thủy lợi, nông, lâm nghiệp, xổ số kiến thiết.

380 doanh nghiep nha nuoc co the bi phat tien
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (5 doanh nghiệp) chưa công bố thông tin theo quy định. (Ảnh: Lê Hiếu)

Không chỉ thế, theo quy định, các doanh nghiệp trên phải nộp đầy đủ 9 loại báo cáo nhưng hầu hết chỉ nộp 4/9 báo cáo, còn lại để trống hoặc báo cáo không đầy đủ và không đúng thời hạn yêu cầu.Trong số đó có Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (5 doanh nghiệp), Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (2 doanh nghiệp), Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (6 doanh nghiệp), Tập đoàn Cao su Việt Nam (4 doanh nghiệp)…chưa công bố thông tin theo quy định.

Trước thực trạng này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị trường hợp tổ chức, cá nhân không thực hiện lệnh trên sẽ áp dụng xử lý trách nhiệm cá nhân người đứng đầu, trong đó có hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo, phạt tiền theo quy định từ 5-15 triệu đồng.

Vào năm 2016, Bộ này từng kiến nghị bêu tên những doanh nghiệp Nhà nước công bố thông tin không đầy đủ, không đúng quy định trên Cổng thông tin doanh nghiệp, nhưng có vẻ như biện pháp trên chưa đủ sức “răn đe” với doanh nghiệp.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc minh bạch hoá và công bố công khai thông tin này tạo cơ sở để Nhà nước giám sát việc sử dụng các nguồn lực của mình tại các doanh nghiệp; đồng thời tránh gian lận, sử dụng không hiệu quả, gây thất thoát, lãng phí. Hoạt động này cũng nhằm cải thiện trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc minh bạch hoá các hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư.

Kiều Vui

Liên tục tăng trưởng, FDI có trở thành 'trụ cột' cho nền kinh tế năm nay?
Trong tháng 4, lượng vốn FDI và số dự án đầu tư mới đạt mức cao nhất kể từ đầu năm. Xu hướng tích cực của dòng vốn FDI được kỳ vọng sẽ trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng, là 'trụ cột' quan trọng cho nền kinh tế trong bối cảnh đầu tư công chậm lại và đầu tư tư nhân vẫn ở mức rất thấp.