11 tháng, xuất khẩu gạo vượt mức cả năm 2016
Điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo tiếp tục được nới lỏng |
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đi ngang, tại Thái Lan, Ấn Độ tăng mạnh |
Xuất khẩu gạo. |
Cơ cấu gạo XK cũng tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực khi giảm mạnh ở phân khúc gạo cấp trung bình và cấp thấp; tăng mạnh ở dòng gạo cao cấp, có chất lượng và giá trị cao.
Việt Nam đã xuất khẩu gạo tới 132 thị trường trên thế giới. Trong đó, Trung Quốc là thị trường lớn nhất. 10 tháng qua, xuất khẩu sang Trung Quốc đã chiếm 40% tổng khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam với khối lượng đạt 2,03 triệu tấn, tăng mạnh 35% so với cùng kỳ năm ngoái, giữ vị thế là thị trường gạo lớn nhất của nước ta.
Là một trong những thị trường chủ lực của gạo Việt Nam, lượng gạo xuất khẩu sang thị trường Philippines sau 10 tháng cũng tăng mạnh 41,3% so với cùng kỳ năm ngoái, Malaysia tăng 97,3%, Bờ Biển Ngà tăng 39,7%... Không chỉ thuận lợi về thị trường, giá gạo XK cũng tăng mạnh liên tục từ tháng 6 đến nay. Nếu như thời điểm đầu tháng 6, giá gạo trung bình là 360 USD/tấn thì đến tháng 10 đã tăng lên 509 USD/tấn, trung bình 10 tháng đầu năm đạt 448,6 USD/tấn.
Kết quả xuất khẩu gạo năm nay có ý nghĩa quan trọng bởi gạo từng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, xếp vị trí thứ 2, thứ 3 những quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới nhưng liên tục gặp khó khăn trong vài năm trở lại đây. Năm 2017, xuất khẩu gạo cũng được dự báo là sẽ gặp nhiều khó khăn khi nhiều quốc gia chuyển sang chính sách tự cung tự cấp lương thực. Tuy nhiên, nhờ tác động của biến đổi khí hậu khiến nguồn cung gạo tại một số nước giảm qua đó làm tăng nhu cầu nhập khẩu gạo từ các thị trường tiêu thụ chính như Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Hàn Quốc... xuất khẩu gạo của nước ta vẫn tăng trưởng mạnh. Đặc biệt việc mở rộng xuất khẩu gạo tới các thị trường mới như Bangladesh, Irắc... cũng góp phần đưa xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng vượt kỳ vọng trong năm nay.
Hỗ trợ cho hạt gạo XK, Bộ Công Thương đang tích cực triển khai Chiến lược Phát triển thị trường XK gạo theo hướng giảm lượng, tăng giá trị. Các địa phương cũng tổ chức lại sản xuất theo hướng chứng nhận GAP, kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất để có sản phẩm đạt vệ sinh, an toàn thực phẩm và tiêu chí, tiêu chuẩn của nước nhập khẩu… với kỳ vọng hạt gạo Việt Nam sẽ định vị được thương hiệu mạnh hơn trên thị trường.
Theo dự báo, trong tháng cuối cùng của năm 2017 xuất khẩu gạo của nước ta sẽ đạt khoảng 400.000 - 450.000 tấn, qua đó đưa tổng khối lượng gạo xuất khẩu trong năm 2017 lên mức 5,9 - 6 triệu tấn gạo, tăng 1,1 - 1,2 triệu tấn gạo so với năm 2016.